Wednesday, June 5, 2019

Tản mạn bên ly cà phê

Cái hay ho của cà phê là ở vị đắng, có lẽ thế. Vị đắng mà thậm chí con người ta có cố pha sữa vào bao nhiêu đi chăng nữa vẫn không thể làm mất đi cái mùi vị ấy. Nhiều người uống cà phê đen, nhâm nhi từng hớp, từng hớp nhỏ một để thưởng thức cái vị đắng đó hoà tan trong miệng, thấm vào nơi lưỡi, váng lên cả óc đến lờm lợm. Vì thế nên ly cà phê đen thường thích hợp với một khung cảnh yên ắng, ít người, kẻ ngồi uống nó vừa thưởng thức vừa nhìn ra ngoài, ngắm nghía xung quanh rồi tự đưa vào đầu mình những nhận xét. Người uống cà phê đen hay chê những kẻ thuộc trường phái cà phê sữa. Họ bảo rằng kẻ uống cà phê sữa là không biết thưởng thức, làm hỏng đi cái ý nghĩa đắng của cà phê. Suy rộng ra thậm chí những kẻ đó còn yếu hèn trong tính cách, nông cạn về suy nghĩ và thưởng thức. Đa phần con người ta lại dùng cà phê sữa, bởi đơn giản nó dễ uống và không phải ai cũng có tâm trạng cũng như thời gian để thưởng thức. Nhiều người cố gắng kích thích cái trí não mệt nhoài của mình bằng cà phê, và họ buộc phải làm một cốc. Cappuchino của nước Italia chẳng hạn, đó là một loại cà phê uống, như kem, cả ly đầy những bọt sữa, rất béo và ngậy. Chẳng phải nó đã thành một thức uống nổi tiếng, thậm chí bây giờ còn có kem Cappuchino đầy rẫy đó sao? Vốn dĩ, sự thưởng thức là muôn màu muôn vẻ, không chắc cái gì là hoàn hảo!. Thực ra mà nói, cà phê vốn chẳng có tội, sữa cũng chẳng có tội, cà phê đi với sữa lại hoàn toàn vô tội. Người ưa sự ngọt ngào, kẻ ưa đem mình vào cái đắng lặng, vốn dĩ họ cũng không mang tội tình gì. Thưởng thức, ai chẳng có cách riêng? Say cà phê cũng là một kiểu say đặc biệt. Vốn dĩ lại mỗi người một kiểu say, nhưng phần lớn cái cảm giác say cà phê khiến bạn hết sức khó chịu. Say cà phê có thể không ngủ được, cảm giác buồn nôn mà không nôn được, bụng lúc nào cũng nao nao, đầu thì nằng nặng... Còn say rượu say bia, so với cái này chắc ai cũng rõ: rồi cũng có lúc ngán ngẫm... Nhưng có một điều lạ là cái cảm giác say cà phê có sự cuốn hút diệu kỳ của tự nhiên mà không bắt gặp ở thức uống khác. Cà phê từ xưa, có lẽ lâu lắm rồi trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và ngày nay khi mà càng nhiều người có nhu cầu thức khuya hơn thì nó lại là thứ cứu đỗi họ Cà phê từ xưa, có lẽ lâu lắm rồi trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và ngày nay khi mà càng nhiều người có nhu cầu thức khuya hơn thì nó lại là thứ cứu đỗi họ Mức độ tác động của cà phê lên từng người cũng khác nhau, không phải giống như ai uống nhiều thì "cà phê lượng" sẽ cao... Có người chỉ làm một chút là đêm về mất ngủ, có người thậm chí uống 4,5 cốc một ngày vẫn ngủ như chết được. Thực ra mà nói, uống cà phê để tỉnh táo hơn thì không đúng lắm. Cà phê chỉ khiến con người ta không ngủ gục đi thì đúng hơn. Còn lại, nếu một khi đã mệt nhoài, uống cà phê chỉ khiến mệt thêm, mà đôi lúc, muốn đi ngủ cũng chẳng ngủ được, cứ trằn trọc với tác dụng kéo dài đó. Cà phê tồn tại hai kiểu uống là nóng và lạnh. Không phải đơn giản là trời lạnh uống nóng và trời nóng uống lạnh. Nhưng nhìn chung, người ta hay uống lạnh với cà phê sữa hơn. (Thậm chí nhiều người uống... sữa cà phê). Bạn hãy thử mà xem, khi bạn làm một cốc cà phê nóng, chắc chắn bạn không thể ực một hơi hết sạch được, cái nóng đó bắt buộc bạn phải từng tí, từng tí một, ngồi uể oải khuấy khuấy... Còn cà phê lạnh thì hơi khác một tẹo. Con người ta thường bị cảm giác chi phối, cố gắng uống... trước khi đá tan hết. Và cũng vì thường uống lạnh vào trời nóng cho nên khi đó, bạn sẽ thấy khát hơn và việc uống sẽ phục vụ cho giải khát, đáp ứng nhu cầu thuộc về "bản năng sinh học" hơn là "bản năng thưởng thức". Thời buổi kinh tế hàng hoá, cà phê từ cách pha fin đã được chế hoá thành dạng bột hoà tan, phục vụ đắc lực cho những kẻ lười và những kẻ thiếu thời gian. Tất nhiên, khi đã được đóng gói nhỏ, người ta phải thêm vào đó vài hương liệu gọi là "bảo quản chất lượng", vì thế không tránh khỏi làm giảm chất lượng tương đối. Điều dĩ nhiên là cà phê fin bao giờ cũng thơm hơn. Nhưng sự khác biệt giữa 2 kiểu này thì không phải ai cũng nhận ra được, vốn dĩ, cái hay ho, cái đẹp con người ta thưởng thức giống nhau, vì vậy, nói cho vui, pha fin tách tách từng giọt so với việc cắt xoẹt gói nhỏ rồi châm nước nóng chẳng ảnh hưởng gì mấy đến số đông. Điều kỳ lạ rằng độ tan của cà phê rất lớn, bạn có cho cả chục thìa cà phê vào cốc, thêm cả đống sữa đặc thì sau vài lần khuấy, chúng vẫn tan ra, và tan vào nhau nữa. Không giống như đường, tan rất hạn chế và vì vậy lọ đường hay bị kiến bò vào (?). Cà phê ở nhiều nơi còn được pha thêm hương liệu khác hay một loại dược thảo nào đó. Cà phê còn được pha với rượu nữa, mang "vị sắc" của rượu và cái "nồng dầy" của cà phê. Khi uống, cảm giác như rượu trôi lên trên, cà phê trôi xuống dưới vậy. Cà phê có loại cà phê "Chồn", mà người ta kháo nhau rằng: để sản xuất loại này, phải cho con chồn ăn hạt cà phê, rồi lấy phân khô của nó đem pha. Rồi có loại cà phê Mật Ong, cà phê Nhân Sâm... Với dân "sành" thì cà phê là một thứ không thể thiếu để người ta thể hiện cái hiểu biết của mình, đâu đâu khắp nơi vẫn hay thấy một kẻ cười nhếch mép, nhấp một hớp cà phê rồi bắt đầu giảng giải cho những kẻ khờ khạo bên cạnh về thế nào là sành điệu thưởng thức cà phê. Nói về nghệ thuật "ẩm", hay "thực" cũng vậy, phải chăng điều đó quá vô cùng và không có cái hoàn toàn, tuyệt đối? Anh thích thế này, tôi khoái thế nọ... Anh thích giống với số đông thích và cái thích của anh được nâng lên thành một nghệ thuật? Cũng giống như người ta xưa không ăn trứng trần với phở bò, vậy mà ngày nay còn ai giữ điều đó? Nói vậy thôi, gọi là tản mạn chút xíu với những hiểu biết nông cạn và hẹp hòi, cá nhân của bản thân về cà phê. Nhìn lại, cà phê có nhiều điều để ngẫm lắm. Mượn bài viết về cà phê để nói những cái khác, ai hiểu thì hiểu, không hiểu thì coi là kẻ rỗi hơi, viết ngớ ngẩn cũng được, chẳng sao. Còn ai hiểu và động viên, cổ vũ, thì xin mời liên hệ với tôi, chúng ta cùng đi uống cà phê.  ---> tìm hiểu nhượng quyền cafe

No comments:

Post a Comment